Mùa mưa lũ đề phòng các bệnh về da

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Vậy những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ là gì? Có những biện pháp hiệu quả nào để điều trị và phòng bệnh? Bài viết của ThS. Đỗ Xuân Khoát sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Mùa mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh: Đ. Nam - nguồn internet)

Các bệnh nhiễm khuẩn da

Chốc lở: Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch, tắm gội vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Khi bị bệnh cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.

Khám bệnh ngoài da cho bệnh nhân.

Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn (Erythrasma):

hay gặp ở người béo phì, vị trí: hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Căn nguyên do loại vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum. Chẩn đoán phân biệt với nấm da bằng cách chiếu đèn huỳnh quang thấy xuất hiện màu đỏ san hô, phân biệt với màu vàng huỳnh quang của nấm. Điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần 1 ngày.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân: (pitted keratolysis): còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa. Căn nguyên do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào hình ảnh bàn chân rỗ. Điều trị ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Bệnh da do ký sinh trùng

Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da: Còn gọi là ấu trùng di trú trên da, bệnh ít thấy ở nước ta nhưng cũng không có nghĩa là không có mà do khả năng phát hiện bệnh còn hạn chế. Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2-3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Triệu chứng cơ năng rất ngứa, ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2-8 tuần. Hiếm khi trên 2 năm. Phòng bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazole. Uống thiabendazole 50mg/1kg cân nặng trong ngày, từ 2-5 ngày.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ. Vị trí hay gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách. Hiếm khi thấy ghẻ ở 1/3 trên lưng, mặt. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Nếu không được phát hiện chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Điều trị: vệ sinh cá nhân và bôi thuốc chữa ghẻ, bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy uế quần áo ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.

Ghẻ.

Nước ăn chân

Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5, kẽ ngón tay 3, 4. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết chợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn. Bệnh cũng hay gặp ở người làm nghề quét dọn, công nhân vệ sinh, người nội trợ, giúp việc, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, người có bệnh đái tháo đường cũng thường bị nhiễm loại nấm trên. Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.


ThS. Đỗ Xuân Khoát

Tình dục và tuổi tác

Do nhiều biến đổi của cơ thể xảy ra khi tuổi càng cao (từ 40 tuổi trở đi), da có nhiều nếp nhăn, vết nám, tóc bạc và rụng, người béo ra nhất là bụng và vú, nội tiết tố nam giảm đi. Vậy về tình dục có những thay đổi gì khi tuổi tác tăng dần?

Khó khăn và cách khắc phục

- Muốn cương được cần có nhiều kích thích tình dục hơn khi trẻ. Dương vật và bìu đều giảm cảm xúc nên cần nhiều kích thích trực tiếp hơn, nhiều ve vuốt hơn mới cương cứng lên được. Đối tác của bạn cũng nhiều tuổi hơn và không còn sức hấp dẫn kích thích như xưa. Ở tuổi này, đôi khi đang mải mê với thú vui vợ chồng thì dương vật của bạn lại bị xìu mềm. Bạn và vợ bạn đừng buồn nản vì hiện tượng nhất thời này, khi ấy cần bàn tay hợp tác của các quý bà sẽ làm cho nó cương cứng trở lại.

- Dương vật cứng nhưng không cứng như trước. Nó có thể kém cứng chút đỉnh và lại dễ bị xìu mềm hơn vì hệ thống sợi chun giãn và mạch máu ở dương vật đã bị suy yếu. Cũng đừng lo. Việc giao hợp không đòi hỏi một dương vật cứng như sắt mà chỉ cần đủ cứng.

- Thời gian giữa hai lần cương và khả năng giao hợp lần sau thay đổi tùy theo tuổi và tùy thuộc vào từng cá nhân nữa. Ở tuổi 20-30, sau khi xuất tinh rồi chỉ cần vài chục phút, dương vật có thể cứng lại, lần giao hợp thứ hai vẫn xuất tinh bình thường và có thể thực hiện tới lần 3, lần 4... trong cùng ngày. Nhưng từ tuổi 50 thì có thể bạn phải đợi lâu, có khi cả tuần hay lâu hơn mới cương được. Còn khi già hơn nữa, ví dụ trên 60 tuổi thì bạn đã thiếu cả nội tiết nam (testosteron) nên còn thưa hơn nữa.

- Khi xuất tinh, độ phóng không còn mạnh mẽ như trước và sự xìu đến nhanh hơn. Có khi đang phóng đã xìu ngay. Tinh dịch như tự chảy ra chứ không còn là phóng tinh nữa. Bạn vẫn có khoái cực và đừng làm gì ảnh hưởng đến khoái cực của vợ bạn. 3 biện pháp làm vợ bạn vẫn đạt khoái cực là:

- Tăng và kéo dài thời gian dạo nhạc ban đầu bằng nhiều âu yếm thân mật hơn.

- Cảm giác vui thú tình dục sau khi xuất tinh của bạn vẫn có thể kéo dài hơn trước nhiều mặc dù khoái cực, cảm giác đê mê có thể ngắn hơn và thời gian xuất tinh ngắn hơn. Khi các xương khớp đã lỏng lẻo thì bạn có thể thay đổi tư thế, ví dụ nhường vợ ở trên để được mạnh mẽ và chủ động hơn.

- Một loạt thay đổi toàn thân cả về nội tiết lẫn các chức năng khác của các ông cũng thay đổi gần giống như thời kỳ mãn kinh của các bà. Nghĩa là: bẳn tính và trầm uất; hay quên và độ tập trung kém; mất ngủ, khó ngủ lại khi tỉnh dậy ban đêm, dậy sớm nhưng lại hay gà gật, có lẽ do thiếu melatonin; cơn bốc hỏa hay xảy ra ban đêm, đang ngủ tự nhiên người nóng bừng, vã mồ hôi và muốn ra ngoài lau mình; cường độ tình dục giảm mạnh sau 60 tuổi, có lẽ là hậu quả kết hợp của cả thể lực giảm và nội tiết giảm. Đấy là chưa kể đến một số thói quen gia đình, ông bà thích ngủ cùng cháu nội, cháu ngoại mà không ngủ chung với nhau nữa.

Khả năng sinh sản của các cụ ông như thế nào?

Nhiều cụ 60-70 tuổi hoặc hơn vẫn lấy vợ và sinh con. May thay, các cụ ông khi về hưu (60 tuổi trở lên) thì tình dục giảm, một số cụ “hưu” luôn cả tình dục nhưng khả năng sinh sản thì không hưu. Một nghiên cứu tỉ mỉ ở Đức trên 23 đối tượng già (60-88 tuổi) và 20 đối tượng trẻ (24-37 tuổi) để so sánh khả năng sinh sản của họ. Kết quả là nội tiết tố sinh sản của họ tương đương nhau. Tinh trùng có số lượng và mật độ tương đương, khả năng sinh sản được kết luận là như nhau. Trên thực tế, các cụ trên 60 tuổi muốn nghỉ ngơi thư giãn, hưởng thụ thành quả của mấy chục năm lao động hơn là muốn có thêm con nhỏ để lại phải đêm hôm chăm sóc. Do vậy nhu cầu thuốc chữa rối loạn cương phần nhiều vì suy giảm tình dục.

Chất lượng những đứa con sinh ra (dị tật, sức khỏe...) lệ thuộc vào tuổi của người phụ nữ nhiều hơn là tuổi của các ông bố.

Dùng thuốc chữa rối loạn cương không hiệu quả thì chữa cách nào?

Hoa Kỳ, nơi sản xuất và sử dụng đầu tiên thuốc viagra và có tới 70% thành công với thuốc. 30% còn lại phải tìm cách khác. Có nhiều cách:

- Tiêm thuốc giãn mạch máu vào ngay dương vật để kéo máu về làm cương to và cứng. Cần tiêm 1 mũi/1 lần giao hợp.

- Đặt một viên thuốc giãn mạch vào ống niệu đạo trước qua lỗ sáo.

Hai cách này có thể gây cương cứng kéo dài.

- Dùng ống hút chân không, cho dương vật vào ống và giảm áp dần ở ống bằng một dụng cụ bóp tay có cơ chế giống như làm giác hút. Có thể cứng trong vòng 30 phút. Càng ngày càng có nhiều người dùng cách này.

- Phẫu thuật vừa tốn kém, vừa khó nên ít người dùng.

- Đông y cũng có nhiều bài thuốc có kết quả tốt. Tuy nhiên cần có sự bắt mạch kê đơn của thầy thuốc đông y hoặc lương y.

Tạm biệt nhiệt miệng, loét miệng, phồng rộp miệng lưỡi, nóng trong người

Ảnh nhiệt miệng, loét miệng, phồng rộp miệng lưỡi, nóng trong người

Nguyên nhân gây loét miệng

Loét miệng khởi phát với cảm giác ngứa và bỏng rát ở niêm mạc trong má, hay ở bờ hoặc mặt dưới lưỡi, lợi, môi, sàn miệng, vòm khẩu cái...Sau đó hình thành một hay vài vết loét, nông hoặc sâu, ranh giới rõ rệt, niêm mạc chung quanh vết loét sưng tấy đỏ. Đau là triệu chứng điển hình và luôn có, nên thường gây khó chịu trong khi nói và nhai thức ăn, nhất là khi ăn những thức ăn cay, mặn. Bệnh thường kéo dài trong vòng từ 7-10 ngày rồi tự khỏi, khi khỏi thường không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, cũng như công việc.

Y học hiện tại vẫn chưa xác định được rõ, các nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh loét miệng. Tuy nhiên, có một số nhân tố được coi là nguyên nhân gây bệnh như:

- Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin C, PP, B6, B12, kẽm...

- Do rối loạn nội tiết ở phụ nữ, khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi mãn kinh

- Nhiễm khuẩn hay virus khi niêm mạc miệng bị tổn thương do xương đâm, răng cắn vào

- Do các bệnh tiêu hóa, do di truyền, thần kinh căng thẳng, một số loại thuốc...

Phương pháp đẩy lùi chủ yếu là giảm đau, vì là triệu chứng khó chịu nhất. Ngoài ra, còn sử dụng một số loại nước súc miệng, thuốc mỡ bôi tại chỗ và một số thuốc tác dụng toàn thân.

Y học cổ truyền đẩy lùi hiệu quả như thế nào ?

- Bệnh loét miệng, trong Đông y gọi là “Khẩu sang”. Bệnh danh “Khẩu sang” xuất hiện đầu tiên trong Nội kinh, bộ sách lý luận kinh điển cổ nhất của Đông y học cách nay hơn 2.000 năm. Trong các y thư cổ đời sau, bệnh còn được đề cập với những tên khác, như “Khẩu dương”, “Khẩu phá”, “Khẩu cam”, “Khẩu vẫn sang”, “Nha sang”...

-Theo quan niệm của Đông y học, “Khẩu sang” tuy là dạng bệnh biến cục bộ (chỉ phát sinh trong khoang miệng), nhưng có liên quan tới hoạt động của các tạng, phủ trong cơ thể, nhất là 2 tạng tâm và tỳ:

Tâm tỳ tích nhiệt

“Tâm tỳ tích nhiệt” (nhiệt tích đọng tâm và tỳ) thường gây ra loét miệng, vì tâm thông với lưỡi (khai khiếu) và tỳ thông với miệng.

Biểu hiện (chứng trạng): trên niêm mạc miệng xuất hiện tương đối nhiều vết loét, kích thước khác nhau. Trên mặt vết loét có chất dịch phân tiết màu vàng nhạt, niêm mạc quanh vết loét sung huyết đỏ tươi, kèm theo nóng rát, đau nhức. Thường kèm theo cảm giác bồn chồn, mất ngủ, miệng hôi, khát nước, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch sác (nhanh - trên 90 lần/phút).

Ảnh minh họa

m hư hỏa vượng

“ m hư hỏa vượng” (âm dịch hư tổn, không đủ sức cân bằng, kiềm chế dương khí), khiến “hư hỏa” bốc lên trên, cũng thường hay gây ra loét miệng.

Biểu hiện: miệng đau rát, số vết loét tương đối ít, thường chỉ có 1-2 vết, nhưng dễ tái phát, hoặc vết này khỏi lại sinh vết khác, triền miên không dứt. Vết loét trắng nhợt, niêm mạc chung quanh vết loét chỉ hơi sưng, đỏ nhạt hoặc không đỏ. Chất lưỡi đỏ, khô; rêu lưỡi ít; Mạch tế sác (nhỏ, nhanh).

PQA Tam Hoàng Giải Độc được sản xuất ứng dụng từ bài "Tam Hoàng Giải Độc " có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc theo cơ chế sau:
- Hoàng Liên: Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, tả hỏa, giải độc.
- Hoàng bá: Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hỏa, giải độc.
- Hoàng cầm: Có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa giải độc.
- Chi tử: Có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu, lương huyết chỉ huyết.

Đối tượng dùng:

- Dùng cho người bị nhiệt miệng, miệng lưỡi phồng rộp, sưng đau, hôi miệng, chảy máu chân răng.

- Người nóng trong, tâm phiền nhiệt, bồn chồn, bứt rứt khó chịu trong người, khó ngủ, ngủ hay mê.

Mỗi đợt dùng đủ từ 1 -2 tháng. Nếu uống chưa đủ 1 -2 tháng mà đã hết nhiệt miệng thì vẫn nên dùng đủ 1 -2 tháng để thanh nhiệt, giải độc, không bị nhiệt miệng trở lại.

Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, cần chú ý uống nhiều nước vào mùa hè, tránh ăn nhiều đồ “nóng” như chè, cà phê, tỏi, ớt…, các loại quả ngọt như mít, vải, nhãn…, nên ăn nhiều rau và hoa quả. Chú ý giữ vệ sinh răng miệng tốt.

Số GPQC: 2256/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Ðiều trị giãn dây chằng đầu gối

Thu Vân (Hà Nội)

Khi vận động mạnh, đầu gối dễ bị chấn thương với các tổn thương như giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm đầu gối. Ở đầu gối có các dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên... Khi bị đứt hoặc giãn dây chằng này bệnh nhân rất đau. Sau một thời gian hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo. Sụn chêm chính là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Bình thường, mặt sụn chêm nhẵn, có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà còn ma sát mạnh gây đau. Chụp Xquang có thể thấy có rạn nứt xương. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy mức độ giãn dây chằng, đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm.

Khi bị chấn thương dây chằng hay bong gân, không nên dùng các loại cao chườm nóng, vì sẽ làm sưng hơn và đau tăng do dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường. Nên chườm đá lạnh ngay khi bị chấn thương. Nếu giãn dây chằng nhẹ thì sẽ tự hồi phục sau 1 - 2 tháng nhưng hay bị tái phát, nếu tập luyện phục hồi không đúng cách, sụn chêm sẽ bị sưng to và khó co về trạng thái bình thường. Tổn thương phức tạp và kéo dài có thể phải dùng cả phương pháp nội khoa và phẫu thuật để điều trị mới khỏi được. Bạn nên đưa em đi khám và điều trị ở khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng.

BS. Trần Văn

Cận thị có gây nhức đầu?

Vậy em có nên uống không và uống như thế nào?

Nguyễn Hồng Đăng(hongdang@gmail.com)

Thực ra tật cận thị không gây nhức mắt, nhức đầu vì mắt thường không cần điều tiết khi nhìn xa hay nhìn gần. Trong khi đó thì tật viễn thị hay loạn thị thường gây nhức đầu do mắt phải điều tiết liên tục khi nhìn cả xa lẫn gần. Do đó, nếu bạn nhức hốc mắt và có cả nhức đầu thì nhiều khả năng có bệnh khác ở mắt hay ngoài mắt nữa. Những người xem tivi nhiều hoặc làm việc với máy tính quá lâu sẽ dễ bị mỏi mắt (kể cả người cận và không cận). Để mắt có thời gian nghỉ ngơi cứ 45 - 60 phút nên nghỉ 5 - 10 phút. Với người có tật khúc xạ, ngoài việc điều chỉnh kính đúng số, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn giàu vitamin A, vitamin A có trong các loại củ quả màu vàng, đỏ, xanh thẫm... Ngoài ra có thể dùng thêm một số loại thuốc bổ mắt ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ. Một năm có thể uống 1 - 2 đợt, không nên uống liên tục. Nếu 6 tháng mà độ cận không tăng thì có thể mổ laser chữa cận. Cháu nên khám chuyên khoa mắt để bác sĩ theo dõi và có chỉ định mổ điều trị phù hợp.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Nanocapsule

Nhờ ứng dụng công nghệ này, người ta có thể bào chế ra nhiều loại thuốc trên cơ sở cấu trúc nano để có thể tập trung chính xác vào khu vực cơ thể cần dùng đến thuốc.

Thế nào là nanocapsule?

Vi nang nano (nanocapsule - NC) là một loại vi hạt có kích cỡ nanomet được bao bọc bên ngoài bởi những loại polymer không độc tính. Bên trong là một lõi chất lỏng chứa những thành phần quan trọng (như thuốc chẳng hạn).

NC có rất nhiều ứng dụng, trong đó triển vọng nhất là trong các hệ thống đưa thuốc đến đích tác động. Khi được nạp vào NC, các độc tính toàn thân có liên quan đến thuốc sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời sự tập trung thuốc ở vị trí trị liệu cũng tăng lên. Quá trình vi nang hoá sẽ làm tăng hiệu lực, tính đặc hiệu và khả năng hướng đích của thuốc. NC giúp bảo vệ phân tử thuốc khỏi bị phân huỷ quá sớm trong môi trường sinh học nên sẽ làm tăng sinh khả dụng và kéo dài sự hiện diện của thuốc trong máu nhằm tạo điều kiện cho thuốc được hấp thu hiệu quả vào bên trong tế bào. Các NC có thể sẽ nhanh chóng bị thanh thải ra khỏi cơ thể bởi hệ thống thực bào đơn nhân (mononuclear phagocytic system - MPS). MPS sẽ nhận diện NC là các cấu tử ngoại lai và nhanh chóng loại bỏ chúng ra khỏi hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, bề mặt của các NC có thể được biến đổi để ngăn cản quá trình thực bào xảy ra. Ngoài ra, sự biến đổi bề mặt của các NC cũng làm tăng khả năng chọn lọc và phân phối thuốc đến đích tác động. Các bề mặt này có thể được gắn với những phân tử đánh dấu hoặc các polymer thân nước. Việc thiết kế nên các NC có xét đến đích tác động và đường dùng thuốc sẽ giải quyết được những vấn đề mà bản thân phân tử thuốc trị liệu gặp phải.

Có rất nhiều phương pháp tổng hợp NC. Những phương pháp được lựa chọn phụ thuộc vào cấu trúc hoá học của tác nhân trị liệu, loại ứng dụng và thời gian cần để lưu lại bên trong cơ thể.

Ống nano carbon với những ứng dụng tiềm năng trong bào chế dược phẩm.

Ống nano carbon với những ứng dụng tiềm năng trong bào chế dược phẩm.

Một số loại vi nang nano trong công nghệ bào chế dược phẩm

Liposome: Đây là những túi nhỏ hình cầu có lớp màng kép chứa phospholipid bao bọc bên ngoài. Dạng NC này được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống đưa thuốc cũng như phân phối gene trị liệu. Liposome giúp bảo vệ các tác nhân trị liệu tránh phân huỷ và đưa được chúng đến vị trí tác động. Ngoài ra, liposome còn dễ dàng được gắn với các phân tử đánh dấu để có thể phân phối thuốc hướng đích. Liposome được tổng hợp từ các lipid mang điện hoặc trung tính bằng một số phương pháp vi nang hoá như ép đùn màng polycarbonate, đồng hoá dưới áp suất cao, bốc hơi pha đảo, sử dụng siêu âm hay ép đùn thuỷ hoá màng lipid sử dụng sóng siêu âm. Hiện tại có rất nhiều loại thuốc khác nhau được vi nang hoá tạo ra dạng NC liposome bao gồm các thuốc kháng ung thư như methotrexate, doxorubicin, N-butyldeoxynojirimycin; ciproflaxacin, clotrimazole, tretinoin.

Micelle trùng hợp: Micelle trùng hợp hay micelle polymer (polymeric micelle) được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhằm tạo ra những chất mang thuốc có cấu trúc nano do chúng có kích thước nhỏ và độ ổn định cao. Các micelle được phân làm 3 loại gồm: thân nước, thân dầu và phức hợp polyion. Chúng được điều chế bằng một số kỹ thuật thông dụng như tách dung môi, thẩm phân, đúc khuôn dung dịch (solution casting). Một số tác nhân trị liệu đã được vi nang hoá bằng phương pháp này để làm tăng độ tan và tác dụng điều trị, bao gồm doxorubicin (micelle pluronic), paclitaxel, camptothecin, oxaliplatin, β-lapachone, amphotericin B, geldanamycin, andriamycin, cyclosporin A, rapamycin và một số dạng chế phẩm chứa gene vi khuẩn.

Ống nano carbon: Ống nano carbon (carbon nanotube - CNT) là một loại phiến graphite được cuộn lại thành khối hình trụ có các mạng lưới liên kết đặc trưng. CNT với kích thước cỡ nano được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ nano mà gần đây nhất là công nghệ bào chế dược phẩm. CNT được tổng hợp bởi nhiều phương pháp bao gồm: phóng điện hồ quang, cắt bằng laser, phản ứng tự oxy hoá khử carbon monoxide, ngưng tụ hơi và phương pháp thuỷ nhiệt. Hiện tại, có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được vi nang hoá bên trong cấu trúc rỗng hoặc trong các khoang của CNT để làm tăng hiệu lực tác dụng và tăng độ tan như acid folic, doxorubicin, paclitaxel, 10-hydroxycamptothecin, carboplatin.

Dendrimer: Dendrimer là một loại đại phân tử polymer có nhiều nhánh, đối xứng và dạng cầu 3 chiều với các hạt có cùng kích cỡ và phân tử lượng được xác định rõ. Trong các hệ thống đưa thuốc, dendrimer có thể được sử dụng để vi nang hoá các tác nhân trị liệu vào bên trong cấu trúc hoặc liên hợp với chúng trên bề mặt. Dendrimer có chứa 3 thành phần cơ bản bao gồm lõi, nhánh và các thành phần bề mặt. Chúng được điều chế bằng hai phương pháp cơ bản là phân kỳ và hội tụ, ngoài ra, còn có thêm một phương pháp khác là phương pháp hội tụ giai đoạn kép. Những loại thuốc được vi nang hoá sử dụng dendrimer bao gồm doxorubicin, paclitaxel, 10-hydroxy camptothecin, 7-butyl-10-aminocamptothecin, flurbiprofen, ibuprofen.

Tiểu phân nano từ tính

Các tiểu phân nano từ tính (magnetic nanoparticles - MNP) đã được các nhà khoa học quan tâm rất nhiều trong 2 thập kỷ qua trong các lĩnh vực lưu trữ dữ liệu và y sinh học. Bề mặt từ tính của các MNP cho phép chúng có thể gắn kết và truyền từ tính cho các phân tử chức năng. Điều này có thể giúp lôi kéo và vận chuyển các phân tử này đến cơ quan đích mong muốn bằng cách điều chỉnh từ trường sinh ra. Mỗi MNP được cấu tạo gồm 3 phần: lõi từ, lớp phủ bề mặt và lớp chức năng bên ngoài. Những tác nhân trị liệu được áp dụng phương pháp này để tạo ra các dạng chế phẩm hướng đích bao gồm doxorubicin, 5-FU, curcumin và methotrexate.

DS. Trần Thái Sơn

Viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em và cách phòng ngừa

Trẻ bị viêm ruột hoại tử có thể bị các biến chứng như: thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ruột dẫn đến tử vong.

Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng. Ngay với trẻ sinh đủ tháng cũng có thể mắc bệnh này nhưng tỷ lệ ít hơn. Bệnh viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em gặp nhiều vào mùa hè và mùa thu. Các dấu hiệu của bệnh là:

Đau bụng: Trẻ mắc bệnh mới đầu đau bụng nhẹ, sau đó nặng dần và kéo dài, dữ dội từng cơn. Thường đau ở quanh rốn hoặc vùng bụng trên.

Nôn: Sau khi xuất hiện đau bụng khá lâu, trẻ có thể buồn nôn. Thứ nôn ra là chất hòa tan trong dạ dày, có thể chứa mật gan, nặng có thể nôn ra chất giống màu như cafe.

Dấu hiệu vùng bụng: Vùng bụng của trẻ mắc bệnh thời kỳ đầu mức nhẹ là trướng hơi, mềm, có thể đau nhẹ, nhưng không có điểm đau nhất định. Cùng với trướng bụng, sau đó có thể xuất hiện điểm đau nhất định. Lớp cơ thành ruột thời kỳ cuối hoại tử chảy máu, chức năng vận động đường ruột trở ngại dẫn đến ruột tê liệt, tiếng kêu của ruột giảm hoặc mất hẳn. Khi ruột hoại tử mạnh hơn hoặc ruột thủng lỗ, xuất hiện triệu chứng viêm màng bụng, lúc đó đau bụng dữ dội, trướng bụng rõ rệt, cơ bụng tăng, đau ép và đau quặn người, đây là dấu hiệu bệnh rất nặng.

Đi ngoài và đại tiện ra máu: Sau khi đau bụng khá lâu, xuất hiện đi ngoài, phân loãng màu vàng hoặc giống canh trứng, số lần không ổn định. Sau đó niêm mạc chảy máu, hoại tử chuyển thành phân có máu, có màu đỏ sẫm dạng sánh hoặc dạng canh màu đỗ đỏ, có khi có chất hoại tử màu trắng xám, mùi hôi, rất tanh, có thể có ít dịch nhờn, không mủ. Nếu bệnh nhẹ, niêm mạc ruột hoại tử chảy máu ít, vì thế phân không thấy có máu, nhưng phân tích máu ẩn trong phân cho thấy dương tính cao.

Mất nước và mất máu: Khi bệnh tiến triển nặng dần, thường phát sinh mất nước, dung lượng máu giảm, natri thấp, kali thấp và trúng độc axit, khiến bệnh nguy hiểm hơn.

Triệu chứng nhiễm độc trong máu: Do sự hấp thụ của thành ruột hoại tử và chất độc, đa số trẻ em mắc bệnh ban đầu bị sốt, tinh thần sa sút bất an hoặc thèm ngủ, sắc mặt nhợt nhạt. Bệnh nặng lên nhanh chóng, thường từ 1-2 ngày sau khi phát bệnh, xuất hiện triệu chứng độc trong máu nghiêm trọng và ngất, nếu không kịp thời cấp cứu người bệnh rất nhanh tử vong.

Các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh

Nhiều yếu tố như thiếu máu cục bộ đường tiêu hóa hoặc tổn thương tái tưới máu, yếu tố nhiễm trùng. Có bằng chứng về sự phát tán vi khuẩn vào máu gây nên triệu chứng toàn thể. Biểu hiện ban đầu không đặc hiệu. Biểu hiện về sau nằm trong bối cảnh bệnh nặng giống nhiễm trùng và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Viêm ruột hoại tử sơ sinh thường gặp ở trẻ non tháng, cân nặng thấp. Bệnh liên quan tới nhiều vấn đề: nuôi dưỡng đường ruột; trẻ suy hô hấp kéo dài, giảm lưu lượng máu ở hệ thống tạng (ngạt, đa hồng cầu), trong bệnh nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh, bất thường chuyển hóa hoặc có quá trình phát triển bào thai bất thường.

Bệnh xảy ra như thế nào?

Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, nó có thể phá hủy các mô của niêm mạc ruột. Khi trẻ non tháng sinh ra, cơ thể yếu, các cơ quan có thể chưa hoàn thiện, do vậy trẻ dễ bị suy hô hấp sau sinh. Cho trẻ ăn sữa ngoài không đúng cách, số lượng sữa tăng nhanh, vi khuẩn hoặc các virut xâm nhập vào đường ruột tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh, tổn thương thường khu trú ở ruột non nhất là đoạn hỗng tràng. Tổn thương có thể từ vài centimét đến suốt cả chiều dài ruột non. Tổn thương vi thể dưới dạng phù nề, xuất huyết, hoại tử, có thâm nhập bạch cầu đa nhân. Dẫn đến các biến chứng: thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ruột.

Thông thường, bệnh xuất hiện khi trẻ đang được cho ăn qua đường miệng với tiến triển tốt. Biểu hiện ban đầu hay gặp nhất là sự kém dung nạp thức ăn, trẻ có những biểu hiện khác thường. Ứ trệ dịch dạ dày là triệu chứng sớm. Tuy nhiên, đôi khi bệnh cũng khởi phát rầm rộ, đột ngột bằng dấu hiệu suy sụp tuần hoàn.

Dấu hiệu điển hình: triệu chứng tiêu hóa và toàn thân nặng. Triệu chứng tiêu hóa: ọc sữa, tiêu phân đen, vàng da, bụng trướng. Triệu chứng toàn thân: trẻ lờ đờ bỏ bú, suy kiệt. Trong trường hợp bệnh nặng có thể có xuất huyết dưới da.

Chẩn đoán viêm ruột hoại tử ở trẻ dựa vào chất nôn, dịch dạ dày và phân của trẻ. Trẻ bị viêm ruột hoại tử sẽ được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, theo dõi lâm sàng bằng hút dịch dạ dày, nếu dịch dạ dày trong sẽ bắt đầu tập cho ăn trở lại với tốc độ không được vượt quá 20ml/kg/ngày. Khi nghi ngờ mắc bệnh này phải ngừng cho trẻ ăn, đồng thời nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện chữa trị. Khi cần có thể xem xét tới phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, cắt bỏ đoạn ruột bị bệnh, cứu tính mạng của trẻ.

Biện pháp dự phòng

Cần có chiến lược cụ thể về điều trị và chăm sóc chu đáo, nhằm giúp cho thai nhi trong thời gian ở trong bụng mẹ có sức khỏe tốt và phát triển phù hợp với từng giai đoạn bào thai, tránh để xảy ra tình trạng sinh non tháng.

Bé sinh ra dù nhẹ cân, thiếu tháng hay đủ tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ ngay những giờ đầu sau sinh, khuyến khích các bà mẹ cách cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ngày - đêm. Để có được nguồn sữa mẹ dồi dào, các bà mẹ cần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng nhất là chất đạm ăn tăng hơn 60% so với bữa ăn hàng ngày về đạm, đồng thời phải được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Khi mẹ ngủ, đó là lúc thời gian các tuyến sữa tiết sữa nhiều nhất.

Để phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho trẻ cần giảm tối đa các nguy cơ khác liên quan đến sản khoa: sinh ngạt, suy hô hấp sau sinh. Cho trẻ bú sữa mẹ sớm vì sữa mẹ là sữa duy nhất làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử nhất là trẻ đẻ non tháng. Cho trẻ đẻ non ăn từ từ từng bữa lượng nhỏ điều chỉnh tốt thời gian và số lượng cho bữa ăn tăng dần không quá 20ml/kg/ngày.

BS. Lê Anh